Thủ tục pháp lý khi mở quán cafe 2021-2022: 3 giấy phép cần có & 4 loại thuế phải nộp

Hoàn thiện đầy đủ thủ tục pháp lý khi mở quán cafe theo luật định, bạn có thể yên tâm khai trương & vận hành cửa hàng coffee mà không lo bị “hỏi thăm” liên tục. Vậy thủ tục đăng ký kinh doanh quán cà phê gồm những giấy tờ gì? Có phải đóng thuế mở quán không? Nếu mở tiệm nhỏ thì có cần giấy phép?

Tất cả thắc mắc liên quan đến pháp lý quán cà phê như trên đều sẽ được Italio giải đáp chi tiết trong bài viết này. Tham khảo ngay nếu bạn không muốn mất tiền phạt hoặc thậm chí đóng cửa quán chỉ vì chưa đủ giấy tờ.

Thủ tục pháp lý khi mở quán cafe mới nhất 2021-2022

Mở quán cà phê có phải đăng ký kinh doanh không? Đáp án là CÓ và đây là thủ tục BẮT BUỘC. Nếu không đủ yếu tố pháp lý (tức là đã được cấp phép hoạt động), các cá nhân/ tổ chức sẽ không được phép mở quán kinh doanh. 

Trường hợp “mở chui” sẽ bị xử phạt hành chính từ 5-10 triệu đồng hoặc áp dụng các biện pháp mạnh hơn theo quy định Pháp luật. Do đó, bạn cần liên hệ cơ quan chức năng hoặc văn phòng luật để được hướng dẫn thực hiện đủ các thủ tục pháp lý khi mở quán café, để tránh các rắc rối về luật.

Thủ tục pháp lý khi mở quán cafe

Đối với hộ kinh doanh cá thể (quy mô nhỏ), hãy liên hệ Ủy Ban Nhân Dân Quận/ Huyện để được hỗ trợ. Đối với mô hình doanh nghiệp (quy mô lớn), chủ đầu tư nên liên hệ Sở Kế Hoạch Đầu Tư tại Tỉnh/Thành nơi kinh doanh cửa tiệm. 

Sau đây, Italio.vn sẽ tóm tắt các loại giấy phép cần có khi mở quán cafe để coffee shop hoạt động thuận lợi.

– Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh (phù hợp với loại hình kinh doanh quán cà phê).

– Giấy Chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

– Giấy phép xây dựng hoặc Giấy phép sửa chữa & cải tạo công trình (nếu có).

Ngoài các giấy phép phải có khi mở quán cà phê, chủ kinh doanh cũng nên tìm hiểu và bổ sung thêm một số giấy tờ dưới đây:

– Hợp đồng lao động với Nhân viên làm việc trên 3 tháng.

– Các chứng chỉ học pha chế cho nhân viên hoặc chính chủ quán…

Các loại thuế khi mở quán cafe – Cập nhật liên tục

Theo luật hiện hành, thuế là một trong những thủ tục pháp lý khi mở quán cafe bạn cần hoàn thiện. Tuy nhiên, mức thuế cho quán cà phê khá dễ chịu, nhất là khi bạn kinh doanh quy mô nhỏ. Cụ thể:

– Với hộ kinh doanh: Sẽ chỉ nộp 3 loại thuế là Giá trị gia tăng (GTGT), thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), thuế Môn bài.

– Với doanh nghiệp, công ty: Có thể nộp 4 loại là thuế GTGT, TNCN (nếu có), thuế Môn bài và thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

Sau đây là cách tính thuế quán cà phê cơ bản, bạn có thể ước lượng mức phí để deal giá thuê mặt bằng với chủ nhà và đưa vào bản ngân sách dự trù khi mở cửa hàng.

Các loại thuế khi mở quán cafe

Thuế môn bài đối với quán cafe

Thuế môn bài hay còn gọi là lệ phí môn bài là một khoản thuế nộp định kỳ hàng năm, áp dụng cho các cá nhân/ tổ chức kinh doanh. Cách tính dựa trên số vốn điều lệ của doanh nghiệp (trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); hoặc mức thu nhập hằng năm của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh. Cụ thể:

– Với hộ kinh doanh:

+ Doanh thu dưới 100 triệu/năm: Miễn thuế.

+ Doanh thu từ 100 triệu đến 300 triệu/năm: Nộp phí môn bài 300.000 đồng/năm.

+ Doanh thu từ 300 triệu đến 500 triệu/năm: Nộp phí môn bài 500.000 đồng/năm.

+ Doanh thu từ 500 triệu trở lên: Nộp phí môn bài 1.000.000 đồng/năm.

– Với tổ chức doanh nghiệp:

+ Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng/năm trở xuống: Nộp phí môn bài 2.000.000 đồng/năm.

+ Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng/năm: Nộp phí môn bài 3.000.000 đồng/năm.

+ Các chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác, địa điểm kinh doanh: Nộp phí môn bài 1.000.000 đồng/năm.

Cách tính thuế giá trị gia tăng (VAT) cho quán cà phê

Đây là loại thuế gián thu được tính cho người tiêu dùng. Khi mở quán, người kinh doanh chỉ thay mặt khách nộp về cơ quan có thẩm quyền. 

Căn cứ theo Thông tư 219/2013/TT-BTC, quy định thuế VAT là 10%. Với chủ quán, cách tính thuế giá trị gia tăng khi nộp lên Nhà nước được tính theo hướng dẫn trong Thông tư 92/2015/TT-BTC (điểm a và điểm b.3 khoản 2 điều 2). Cụ thể:

Số thuế VAT phải nộp = Doanh thu thuế VAT x tỷ lệ thuế VAT

Trong đó, tỷ lệ thuế VAT đối với ngành hàng ăn uống là 2% doanh thu.

Cách tính thuế giá trị gia tăng (VAT) cho quán cà phê – Thủ tục pháp lý khi mở quán cafe

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thuế TNDN cũng là một trong những thủ tục pháp lý khi mở quán cafe bạn cần chú trọng nếu hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp. Đây là thuế trực thu được tính dựa trên kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh, theo công thức:

Thuế TNDN = (Doanh thu tính thuế – Quỹ phát triển KHCN) x Thuế suất thuế TNDN 

Cách tính thuế này tương đối phức tạp và kế toán có chuyên môn sẽ thực hiện.

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) kinh doanh cafe

Thuế thu nhập cá nhân được tính theo công thức sau:

Số thuế TNCN phải nộp = doanh thu thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó, tỷ lệ thuế TNCN đối với mặt hàng kinh doanh quán cà phê là 1%.

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) kinh doanh cafe
  • Lưu ý

– Tất cả các quán cafe có doanh thu 1 năm dưới 100 triệu đều sẽ được miễn lệ phí môn bài, thuế TNCN và thuế VAT.

– Nơi tiếp nhận kê khai thuế là Chi cục thuế. Bạn có thể đến làm việc trực tiếp hoặc kê khai thuế điện tử (yêu cầu phải có chữ ký số + tài khoản ngân hàng).

Các câu hỏi thường gặp về thủ tục pháp lý khi mở quán cafe

Trong quá trình hoàn thiện các thủ tục giấy tờ mở quán, đa số chủ kinh doanh đều gặp một vài vướng mắc nhất định. Bạn có đang cùng thắc mắc với các chủ quán này không? 

Quán cafe sẽ thường xuyên làm việc với những cơ quan nào?

Có thể bạn không muốn, nhưng hãy luôn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để tiếp đón các đoàn kiểm tra định kỳ và đột xuất ngay tại quán cafe của mình. Trong đó, thường xuyên ghé kiểm tra nhất là các lực lượng chức năng sau:

  • Đội Quản lý Thị trường
  • Đội kiểm tra liên ngành
  • Lực lượng Công an Phường/Xã
  • Chi Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm
  • Đội Trật tự Đô thị (thường kiểm tra lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường) …

Đây chính là lý do chúng tôi khuyên bạn nên hoàn tất mọi thủ tục pháp lý khi mở quán cafe để yên tâm kinh doanh. Ngoài ra, bạn cân nhắc kỹ khi chọn địa điểm thuê mặt bằng kinh doanh cà phê. Nơi nào làm “căng” quá, liên tục kiểm tra thì nên chú ý. 

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là gì? 

Bạn muốn biết quán cà phê là loại hình kinh doanh gì, thuộc mã ngành nào để đăng ký giấy phép phù hợp? Chúng tôi sẽ giải đáp ngay sau đây:

Căn cứ Quyết định 10/2007/QĐ-TTg, quán cà phê thuộc mã ngành 56: Dịch vụ ăn uống. Theo Quyết định 337/QĐ-BKH, ngành này sẽ cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách hàng tại chỗ:

  • Khách có thể tự phục vụ hoặc được phục vụ.
  • Khách mua đồ ăn đồ uống mang về.
  • Khách đứng ăn uống trực tiếp tại điểm bán.

Tổng hợp một số mã ngành kinh doanh quán cà phê bạn có thể lựa chọn:

  • Mã ngành 56101: Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống.
  • Mã ngành 56109: Dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác.
  • Mã ngành 5629 – 56290: Dịch vụ ăn uống khác.
  • Mã ngành 563 – 5630: Dịch vụ phục vụ đồ uống.
  • Mã ngành 56309: Dịch vụ phục vụ đồ uống khác.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số mã ngành liên quan đến bán buôn, bán lẻ café, chế biến & kinh doanh cà phê thành phẩm (dành cho các quán lớn có vùng nguyên liệu & kinh doanh luôn hạt/bột cafe). 

  • Mã ngành 4632: Bán buôn thực phẩm, trong đó có bán buôn cà phê.
  • Mã ngành 4722: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh, trong đó có cà phê hoà tan, cà phê bột.
  • Mã ngành 1079 – 10790: Sản xuất thực phẩm khác (Rang và lọc cà phê; sản xuất các sản phẩm cà phê & các chất thay thế cà phê).

Bạn có thể search mã ngành trên Google để xem đầy đủ thông tin từng mã. Lưu ý, chúng ta vẫn có thể cùng lúc đăng ký nhiều mã ngành phù hợp.

Quán cà phê có cần giấy phép phòng cháy chữa cháy?

Quán cafe không cần giấy phép PCCC nhưng vẫn phải lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC, theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP – Phụ lục I.

Vì thế, Cảnh sát PCCC có thể kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất điều kiện an toàn về PCCC tại cơ sở kinh doanh theo Điều 18 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP. Và căn cứ theo Khoản 5, Điều 10, Thông tư số 66/2014/TT-BCA của Bộ Công an, Cảnh sát PCCC cũng có quyền lập biên bản kiểm tra (mẫu PC05).

Vậy khi nhận được lịch kiểm tra PCCC, chủ quán cà phê nên xem xét kỹ & chuẩn bị đầy đủ các thiết bị PCCC bắt buộc như: Bình cứu hỏa, đèn exit, đèn chiếu sáng sự cố, nội quy tiêu lệnh… Đây không phải là thủ tục pháp lý khi mở quán cafe nhưng bạn cần đầu tư để đảm bảo an toàn cho chính nhân sự & khách hàng; đồng thời hạn chế tối đa các rủi ro cháy nổ.

Quán cà phê có cần giấy phép phòng cháy chữa cháy?

Không đăng ký kinh doanh quán cà phê có bị phạt không? Mức phạt là bao nhiêu?

Nếu không có giấy phép kinh doanh, Công an Phường có thể sẽ bị xử phạt hành chính chủ quán từ 5-10 triệu đồng, tùy theo mức độ vi phạm. Đây là quy định đã được nêu rõ trong Khoản 3, Điều 6 Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 185/2013/NĐ-CP.

Mở quán cafe nhỏ có cần giấy phép kinh doanh không?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP: 3 trường hợp buôn bán rong, buôn bán vặt, bán quà vặt sẽ không cần đăng ký kinh doanh. Đối với kinh doanh quán cà phê có địa điểm kinh doanh cố định, chủ quán bắt buộc phải đăng ký giấy phép kinh doanh, dù quán nhỏ hay lớn.

Trên đây là tất tần tật thông tin cần thiết về thủ tục pháp lý khi mở quán cafe. Chủ kinh doanh coffee shop nên chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ và mức thuế liên quan để tránh các rắc rối với chính quyền. Mọi thắc mắc liên quan đến cách lập kế hoạch kinh doanh quán cafe và pháp lý, bạn có thể liên hệ hotline 0860241900 hoặc info@kemducphat.com.

>> Xem thêm: Ai là đối thủ cạnh tranh quán cafe của bạn? Áp dụng 4 bước này để xác định

Shopping Cart

02873067888

italiovn

0932962199

Scroll to Top
Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay sau 5 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo hotline: