Kinh doanh bánh ngọt muốn được diễn ra suôn sẻ ngay từ khi bắt đầu, thì việc lập kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt là vô cùng cần thiết, đặc biệt là với những người mới bắt đầu bước chân vào thị trường. Nếu bạn còn chưa biết để bắt đầu kinh doanh tiệm bánh ngọt cần chuẩn bị những gì thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng mình nhé!
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Chắc chắn rồi, đây là việc đầu tiên khi bắt đầu kinh doanh bánh ngọt hay bất cứ lĩnh vực nào khác. Bạn cần nghiên cứu thị trường và đưa ra được các câu trả lời trong bản kế hoạch kinh doanh bánh ngọt cho các câu hỏi sau:
- Xu hướng các loại bánh ngọt đang được ưa chuộng trên thị trường hiện nay là gì?
- Đối tượng khách hàng nào mà bạn đang cần tập trung vào?
- Các loại bánh ngọt đang phổ biến trên thị trường hiện nay
- Mức giá trung bình mà các đối thủ đang đưa ra trên thị trường đang là bao nhiêu?
- Đâu là những đối thủ trực tiếp, gián tiếp tại địa điểm bạn lựa chọn kinh doanh và họ đang làm gì để thu hút khách hàng?
Việc trả lời được các câu hỏi trên sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về thị trường, đối thủ và khách hàng để từ đó đưa ra các lựa chọn kinh doanh phù hợp.

Bước 2: Xác định mô hình kinh doanh
Hiện nay, đi cùng các mô hình kinh doanh bánh ngọt truyền thống thì cũng xuất hiện rất nhiều mô hình kinh doanh khác cũng thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng, phổ biến có thể kể đến như:
- Mô hình kinh doanh tiệm bánh gato (bánh sinh nhật): Khác với sự đa dạng của các quán bánh ngọt truyền thống, tiệm bánh gato chỉ tập trung chủ yếu vào các dòng bánh sinh nhật, từ đó giúp khách hàng dễ lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình hơn. Việc chỉ tập trung vào bánh gato sẽ giúp chủ quán đơn giản hoá được các quy trình lựa chọn nguyên liệu, đa dạng mẫu mã, màu sắc,…
- Mô hình kinh doanh tiệm bánh ngọt online: Với sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội thì đây cũng sẽ là một xu hướng kinh doanh đang ngày càng được nhiều chủ quán lựa chọn. Bạn sẽ không cần mất thêm các chi phí thuê địa điểm mà thay vào đó là việc đẩy mạnh marketing thông qua các trang mạng xã hội, phổ biến như Facebook hay Instagram. Ngoài ra, chủ quán cũng thường kết hợp thêm với các ứng dụng đặt đồ ăn như: Shopee Food, Now, Beamin để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn cũng như có được chính sách giao hàng tốt hơn.
- Mô hình tiệm cafe – bánh hay tiệm trà – bánh: Đây là một trong những mô hình đang ngày một phổ biến tại thời điểm hiện tại, giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn mua sắm hơn khi ghé mua hàng.

Bước 3: Lên kế hoạch tài chính
Hãy chắc chắn rằng bạn đã có một bản kế hoạch tài chính đầy đủ, chi tiết để giải quyết các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh bánh ngọt như:
- Chi phí thuê và setup cửa hàng
- Chi phí mua sắm trang, thiết bị, nguyên liệu làm bánh
- Chi phí đăng ký kinh doanh
- Chi phí dành để tuyển dụng, đào tạo, trả lương cho nhân viên
- Chi phí dành cho Marketing
- Chi phí dự trù cho các khoản phát sinh

Bước 4: Lựa chọn địa điểm kinh doanh bánh ngọt
Đây là một trong những bước quan trọng nhất mà bạn cần xác định trong bản kế hoạch kinh doanh. Hãy lựa chọn các địa điểm đặt cửa hàng càng gần khách hàng mục tiêu càng tốt, có thể là tại gần các trường học, khu đông dân cư. Ngoài ra, cửa hàng của bạn cũng cần được trang trí một cách bắt mắt và nổi bật để thu hút khách hàng vì với những khách hàng chưa biết đến bạn, đây có thể chính là yếu tố giúp họ tìm đến và mua hàng tại tiệm bánh của bạn.
Đối với các mô hình kinh doanh online thì không đòi hỏi nhiều về mặt bằng nhưng cũng cần gần các khu vực trung tâm để quá trình giao hàng được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.
Bước 5: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị làm bánh
Dụng cụ và các thiết bị làm bánh là những trang bị cần có để có thể đảm bảo được chất lượng bánh được tốt nhất, gia tăng năng suất và hiệu quả làm bánh. Các dụng cụ làm bánh mà gần như các quán bánh nào cũng cần chuẩn bị có thể kể đến như: Lò nướng, máy trộn bột, cân, phới đánh trứng, rây, khuôn bánh,…

Ngoài ra để đảm bảo chất lượng, gia tăng tính thẩm mỹ cũng như thời gian bảo quản bánh thì tủ trưng bày bánh ngọt cũng sẽ là một trong những trang bị quan trọng cần có của mỗi tiệm bánh ngọt. Hãy dựa vào quá trình kinh doanh hiện tại và các dự định tương lại để lựa chọn loại tủ trưng bày bánh phù hợp với cửa hàng của bạn.
>>Xem thêm: Báo giá tủ trưng bày bánh đầy đủ và chi tiết nhất 2022
Bước 6: Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu làm bánh
Hãy lưu ý khi lựa chọn nguồn cung cấp nguyên liệu làm bánh dựa trên các yếu tố như: Chi phí, chất lượng, đa dạng mẫu mã và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Hãy chắc chắn rằng nguồn nhập nguyên liệu của bạn luôn có thể đáp ứng được nhu cầu vận hành của quán bánh và nên lựa chọn thêm nhiều đơn vị dự phòng cho các trường hợp xấu nhất.

Bước 7: Lên kế hoạch Marketing
Tiếp theo, khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ tất cả các yếu tố để quán có thể vận hành thì việc cần làm tiếp theo trong bản kế hoạch kinh doanh bánh ngọt chính là tìm cách để khách hàng biết đến cửa hàng của bạn. Hiện nay có rất nhiều hình thức Marketing như: Qua web, qua các trang mạng xã hội, thuê báo chí, KOL,…hay Offline qua việc phát tờ rơi, gắn banner quảng cáo. Hãy khéo léo lựa chọn và kết hợp các chiến lược Marketing cho phù hợp để khách hàng có thể tìm đến được bạn.
Tạm kết
Bên cạnh các chuẩn bị các bước kể trên trong bản kế hoạch kinh doanh bánh ngọt thì bạn cũng cần tự trang bị thêm cho mình những kỹ năng chuyên môn về làm bánh và quản lý để quá trình vận hành tiệm bánh được suôn sẻ. Nếu bạn chưa tìm được nguồn cung cấp nguyên liệu làm bánh, tủ trưng bày bánh kem và các trang thiết bị hỗ trợ làm bánh uy tín, chất lượng thì có thể liên hệ và nhận ngay những tư vấn sản phẩm phù hợp của Italio tại:
- Tư vấn mua hàng: 0932962199
- Địa chỉ: 374 Tên Lửa, Bình Trị Đông B, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Website: italio.vn
- Email : info@kemducphat.com
- Số điện thoại : 08 6924 1900.