Kem có rất nhiều loại: Soft Serve (Kem tươi) và Hard Ice Cream (Kem cứng), Gelato, Sorbet… Đặc biệt, kem cứng là món kem được nhiều người ưa chuộng. Ở Việt Nam, rất nhiều đơn vị sản xuất kem cứng vì sự lâu đời của ice cream và khách hàng không chỉ có trẻ em, mà còn cả giới trẻ, người lớn cũng rất thích.
Một nguyên liệu đặc biệt giúp kem cứng được ngon, béo thơm hơn chính là bột làm kem. Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu về các loại bột làm kem cứng, kem tươi, kem ý, cùng cách bảo quản đúng cách nhé.
Mục Lục
Bột làm kem cứng là gì?
Bột kem cứng là nguyên liệu không thể thiếu khi làm kem cứng hay Hard Ice Cream. Là nền bột cơ bản cho các hương vị kem, là nguyên liệu quan trọng giúp tạo nên độ béo, thơm cho thành phẩm kem của bạn.
Bột kem loại này có các thành phần như Dex, sữa bột, kem không sữa, whey, whey protein cô đặc, malto, phụ gia thực phẩm, hương vị. Với tỉ lệ phối trộn tuỳ theo dòng sản phẩm ice cream hoặc gelato sẽ có công thức tỷ lệ khác nhau, giúp tạo nên những mẻ kem đúng chuẩn, đạt yêu cầu.
Khi dùng bột cứng làm kem theo đúng hướng dẫn sử dụng, sẽ tạo ra được thành phẩm kem không dễ bị chảy, không bị quá ngọt, quá nhạt.
Cho nên, nhờ có bột làm kem cứng, việc làm kem cứng sẽ đơn giản và tỉ lệ thành công cao hơn. Đối với những người mới học làm kem hay kể cả những người làm kem chuyên nghiệp, cũng đều nên sử dụng bột làm kem cứng để làm kem dễ dàng hơn.
Cách sử dụng bột làm kem cứng, kem ý
Có 2 quy trình sản xuất kem hiện nay phổ biến: Quy trình nóng và Quy trình lạnh. Với các loại bột ở tại thị trường việt nam sản xuất thường sử dụng quy trình nóng để sản xuất, một số thương hiệu lớn nhập khẩu có những dòng bột làm kem sử dụng quy trình lạnh để sản xuất .
Cách làm kem cứng có phần phức tạp và nhiều bước hơn so với làm kem tươi. Tuy nhiên, việc bảo quản kem cứng sẽ dễ hơn và chất lượng kem cũng ngon. Tùy vào sở thích của nhiều người, kem cứng lại là món ăn ưa thích. Sau đây hãy cùng tìm hiểu cách làm kem cứng dễ dàng bằng cách sử dụng bột làm kem cứng nhé.
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại bột làm kem cứng, nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi làm. Để đong đếm đủ lượng nước, giúp kem đông và có thành phẩm hoàn hảo nhé.
Xem thêm: máy làm kem dừa
Sau đây là một ví dụ về cách làm kem cứng bằng cách sử dụng bột làm kem cứng mà bạn có thể tham khảo:
- Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị 2.5 lít nước ấm ở nhiệt độ 70 độ C, cho vào một cái âu hay nồi
- Tiếp theo cho tầm 1kg bột cứng làm kem vào âu nước, hòa tan bột với sữa bằng muỗng, đũa. Để có thể hòa tan tốt hơn bạn nên dùng máy đánh trứng hoặc máy xay sinh tố.
- Sau đó cho hỗn hợp bột kem cứng đã hòa tan vào máy làm kem cứng, chỉnh thời gian 15 phút cho máy chạy.
- Sau khi máy chạy xong, cho kem ra khay để bảo quản trong tủ đông 18 độ C trong vòng 3 tiếng. Thế là sau 3 tiếng, bạn đã có thành phẩm những ly kem cứng ngon tuyệt.
Đối với bột kem ý, cách dùng cũng khá đơn giản. Với các loại bột đã được pha chế theo tỉ lệ sẵn. Bạn chỉ cần làm đúng theo tỉ lệ, hòa bột với sữa tươi hoặc nước đúng theo chỉ dẫn. Sử dụng máy làm kem để rút ngắn quá trình làm kem. Như vậy đã dễ dàng có được một mẻ kem thành công chỉ trong vòng 10 đến 30 phút.
Lưu ý: có thể thay nước bằng sữa để tăng thêm độ béo và dinh dưỡng cho kem. Ngoài ra, bạn có thể thêm trái cây, những hương vị khác nhau vào hỗn hợp sữa trước khi cho vào máy làm kem cứng để tạo thành những mùi vị kem cứng khác nhau.
Bảo quản bột làm kem cứng như thế nào?
Cũng như các loại bột làm kem ý khác, bột cứng làm kem cần được bảo quản đúng cách để không bị hư, biến chất. Để có thể sử dụng lâu dài về sau. Để bảo quản tốt nhất, hãy tuân thủ những nguyên tắc sau nhé:
- Bảo quản ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ.
- Tránh ánh nắng trực tiếp chiếu thẳng vào bột làm kem sẽ làm thay đổi kết cấu của bột sữa
- Tránh để ở những nơi có nhiệt độ cao, nên để ở những nơi có nhiệt độ phòng, hoặc ở 25 độ C là tốt nhất.
- Nên để ở những nơi cách mặt đất 1m. Ở khoảng cách này giúp bột không bị ẩm ướt nếu nhỡ sàn nhà bị ướt, ẩm thấp, cũng nhằm tránh xa tầm tay của trẻ em.
- Sau khi sử dụng mà vẫn chưa hết, muốn bảo quản tiếp cần bịt kín miệng túi, không để không khí lọt vào trong túi bột.
Bên trên là những lưu ý giúp bạn bảo quản bột kem cứng lâu hơn. Tuy nhiên, nếu có thể nên sử dụng hết số bột sau khi mở miệng túi. Tránh để tình trạng bột thừa bảo quản thời gian quá lâu sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng kem.
Đồng thời, nên chú ý đến hạn sử dụng. Không nên trữ quá nhiều bột làm kem cứng trong thời gian dài. Nếu bạn là cửa hàng kinh doanh kem, nên trao đổi với nhà cung cấp để được mức giá tốt, và liên tục cập nhật bột làm kem cứng mới cho cửa hàng. Như vậy, chất lượng kem sẽ được đảm bảo tốt hơn.
7 Thương hiệu bột làm kem nhập khẩu ngon nhất!
Bột làm kem – Nguyên liệu ngành kem Pregel:
Pregel là nhà sản xuất nguyên liệu làm kem, làm bánh ngọt, kem tươi, kem gelato lớn của Ý. Pregel ra đời và phát triển với những sản phẩm chất lượng và sự tin yêu từ phía khách hàng. Pregel là kết quả của một đời làm việc của toàn bộ một gia đình mà bắt đầu ra trong một thị trấn nhỏ ở Emilia Romagna, nhưng đã quản lý phát triển mạnh trên toàn thế giới.
Bột làm kem ý – Nguyên liệu ngành kem MEC3:
MEC3 là nhà sản xuất nguyên liệu hàng đầu thế giới cho ngành kem Gelato.Được thành lập vào năm 1984 tại Ý, MEC3 xuất khẩu các thành phần chất lượng cao cho ngành công nghiệp gelato và bánh ngọt thủ công đến hơn 140 quốc gia trên thế giới.
Doanh nghiệp phục vụ hơn 27.000 cửa hàng gelato thủ công trên toàn cầu thông qua 200 đại lý bán hàng trực tiếp và nhà phân phối địa phương và sản xuất hơn 820 sản phẩm khác nhau bao gồm hỗn hợp hương vị cơ bản, bột nhão và toppings. Sản phẩm truyền thống của Mec3 là bột kem nền, nguyên liệu tạo nên những mẻ kem Gelato lãng mạn, cân bằng và tuyệt hảo.
Sản phẩm mới nhất của MEC3 là “MEC3 in Cups”, nguyên liệu để pha chế những đồ uống ngon lành và chế biến những chiếc bánh thơm ngon dành cho các cửa hàng cà phê, chuỗi nhà hàng dịch vụ ăn uống.
Bột làm kem cứng Rubicone Vanilla:
Cuối cùng, lọt top 5 bột làm kem cứng ngon nhất hiện nay là Rubicone Vanilla. Với thành phần chuẩn chỉnh, đảm bảo đủ độ thơm, béo, xốp của thành phẩm kem tạo ra. Rubicone Vanilla được sử dụng nhiều để làm kem cứng, kem tươi cũng rất hợp. Với hương vanilla thơm ngon, bạn có thể thêm siro, hoặc trái cây để tăng thêm hương vị đa dạng cho món kem của cửa hàng mình.
Bột làm kem Toschi:
Công ty Toschi được thành lập vào năm 1945 tại Vignola (Modena), Toschi là một trong những thương hiệu hàng đầu nước Ý với rất nhiều các sản phẩm trong ngành thực phẩm; đồ uống; bao gồm siro, mứt dành sử dụng cho pha chế và đặc biệt có dòng sản phẩm bột làm kem cao cấp, chuẩn gelato.
Bột làm kem La Sicilia:
La Sicilia International Trading Ltd là công ty năng động hàng đầu về sx và xk thực phẩm Italia đi nhiều nước Châu Á và quản trị ngành cung ứng thực phẩm theo tiêu chuẩn Châu Âu với tầm nhìn dài hạn về hợp tác kinh doanh.
Bột làm kem vani La Siciliacó vị vanilla đặc trưng vừa mang lại sự ngọt ngào vốn có lại có thể kết hợp dễ dàng với những hương vị khác. Chỉ cần chuẩn bị đủ nguyên liệu và với những thao tác đơn giản là bạn đã có ngay món kem sau 15 phút. Đặc biệt, cho dù là khẩu vị khó tính thế nào thì bột kem cũng giúp người làm kem thực hiện rất dễ dàng.
Bột làm kem Ý Rubicone Vanilla
Bột làm kem Rubicone Vanilla soft với quy cách đóng gói 1.5kg mỗi gói rất thuận tiện cho những lần sử dụng. Kem được tạo ra đúng chuẩn nhất khi dùng các máy làm kem từ Ý hoặc một số máy làm kem của các nước trên thế giới. Ngoài hương vani ra, kem còn có nhiều hương vị như dâu, socola, dừa,… Thích hợp với nhiều nhu cầu của thực khách.
Đây là loại bột làm kem được rất nhiều cửa hàng bán kem Ý ưa chuộng và sử dụng. Vì kết cấu kem mềm xốp, đặc vừa phải, lại có hương vị rất ngon. Nếu đang có ý định tìm một loại bột làm kem để kinh doanh, bạn đừng bỏ qua loại này nhé!
Bột làm kem Ý Benus Cream
Một dòng bột làm kem Ý cũng rất phổ biến nữa là Benus Cream. Với bột làm kem Benus Cream, bạn có thể tạo ra những mẻ kem mềm xốp, hương vị ngon tuyệt. Kết cấu kem rất tốt, độ bền cao, không dễ bị chảy nước do vậy rất tiện lợi cho khách hàng. Dùng bột làm kem Benus Cream sẽ rất tiết kiệm chi phí, mang lại lợi nhuận cao cho việc kinh doanh của bạn.
Bột cũng có đa dạng các mùi hương khác nhau như socola, dâu, vani, đậu xanh, cam, sầu riêng,… Bạn có thể lựa chọn nhiều hương vị để làm phong phú tủ kem trưng bày của cửa hàng mình.
Top 5 loại bột làm kem tươi phổ biến nhất
Bột làm kem tươi là nguyên liệu không thể thiếu làm nên thành phẩm kem tươi. Bột được cân đo đong đếm theo tỉ lệ hợp lý. Chỉ cần thêm đúng tỉ lệ nước vào bột, hòa tan rồi cho vào máy làm kem. Bạn sẽ nhanh chóng có được thành phẩm kem tươi ngon đúng chuẩn. Dưới đây là 5 loại bột làm kem tươi phổ biến mà bạn có thể lựa chọn để kinh doanh hoặc dùng làm kem cho gia đình.
Bột làm kem tươi ice-creamix A+
Ice-creamix A+ là bột làm kem chất lượng, thuộc hãng uy tín bạn có thể tin dùng. Bột đã được kiểm nghiệm chặt chẽ không chứa những chất gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Bởi vậy bột được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Chất lượng kem làm ra từ bột vô cùng mềm mịn, có độ bền cao. Ice-creamix A+cũng có nhiều hương vị cơ bản cho bạn lựa chọn như: socola, dâu, dưa gang, khoai môn,…
Bột làm kem tươi Halloween
Bột làm kem Halloween cũng là loại bột phổ biến trên thị trường. Bột được rất nhiều người kinh doanh kem sử dụng. Bởi mang lại lợi nhuận kinh tế cao, mỗi bịch bột làm kem nặng 1.3 kg có thể làm được 80-85 cây kem
Giá bột làm kem tươi Halloween chỉ có 80.000đ/gói. Do vậy, giải quyết được bài toán kinh tế cho các cửa hàng kem, mang lại lợi nhuận cao. Đây cũng là loại bột làm kem chất lượng đáng để bạn cân nhắc.
Bột làm kem tươi Black Hawaii
Bột làm kem tươi Black Hawaii có xuất xứ từ Ý. Do vậy được sử dụng cho các loại máy làm kem tươi của Ý. Sự kết hợp này cho ra thành phẩm kem ngon, dẻo mịn, kết cấu chuẩn. Thành phần bột làm kem của Black Hawaii gồm dừa, sữa chua, vị vani,… Mang lại dinh dưỡng cao, độ béo vừa phải.
Kem có độ béo 53.5%, độ xốp 3.5%, độ cô đặc -20 độ C. Với những tiêu chuẩn này sẽ giúp ích cho bạn khi sử dụng bột làm kem Black Hawaii để kinh doanh. Bạn cũng có thể sử dụng bột làm kem Black Hawaii với 3,5 lít sữa tươi để có thành phẩm kem gelato rất ngon.
Bột làm kem tươi ThucPham.com
Chất lượng kem làm ra từ bột làm kem ThucPham.com rất tốt. Kem không bị dăm đá, với kết cấu dẻo mịn, hoàn hảo cùng màu sắc rất bắt mắt. Kem có độ ngọt vừa phải, phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Bột được sản xuất trong dây chuyền khép kín, hiện đại, đảm bảo vệ sinh nghiêm ngặt. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể an tâm khi lựa chọn bột làm kem của ThucPham.com để kinh doanh.
Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm ở tất cả cửa hàng bán nguyên liệu làm kem lớn nhỏ trên các sàn thương mại điện tử. Do vậy, bạn không cần lăn tăn về địa điểm bán bột làm kem tươi ThucPham.com.
Bột làm kem tươi Aromitalia Vanilla SOFT
Bột làm kem Aromitalia Vanilla SOFT xuất xứ từ Ý, nhập khẩu vào Việt Nam. Đây là một trong những loại bột làm kem tươi tphcm được ưa chuộng nhất. Bột có tỉ lệ đường và sữa phù hợp, mang lại độ ngọt béo vừa phải, không gây ngán khi thưởng thức.
Bột làm kem của Aromitalia được sử dụng nhiều tại các cửa hàng kinh doanh kem, hoặc dùng cho gia đình. Bột cũng được sử dụng làm kem cứng, dùng làm nguyên liệu trong kẹo, bánh ngọt, cà phê,… nhờ công dụng đa năng của nó.
Bột làm kem cứng và bột làm kem tươi khác nhau gì?
Vì kem cứng và kem tươi có kết cấu khác nhau nên đặc trưng và tỉ lệ thành phần sữa, đường trong từng loại bột làm kem cũng khác nhau.
- Bột làm kem cứng có hàm lượng sữa cao từ 10-18%. Thành phần bột làm kem cứng có thêm siro ngô hoặc đường, trái cây để tạo độ ngọt. Bột làm kem cứng sau khi được hòa với nước, cho vào máy để trộn và sục khí. Lượng khí được đưa vào trong kem cứng nhiều hơn kem tươi. Sau khi làm xong kem trong máy sẽ được cho vào âu làm lạnh với nhiệt độ – 25 đến -28 độ C trong vòng 3-4 tiếng. Kem cứng có thể được phân phối đi xa với nhiệt độ phù hợp.
- Bột làm kem tươi có ít sữa hơn tầm 3-6%. Bột làm kem sau khi được hòa với nước, cho vào máy làm kem trộn liên tục đồng thời làm lạnh kem ở nhiệt độ -4 độc C trong 100 phút. Sau đó kem được bảo quản trong máy làm kem với nhiệt độ lạnh hợp lý và sử dụng dần dần. Kem tươi chỉ được phục vụ ngay tại chỗ.
Vì vậy, thành phẩm kem cứng sẽ dẻo nhiều hơn so với kem tươi. Chính vì độ kết cấu, độ lạnh, hàm lượng sữa khác nên kem cứng mang hương vị và chất rất riêng. Kem cứng cũng dễ dàng được trang trí bắt mắt và bán tại các cửa hàng, quán kem,….
Tạm kết
Bên trên là những thông tin tổng quan và chi tiết về bột làm kem cứng. Kèm theo những thương hiệu làm kem cứng ngon nhất hiện nay. Hy vọng bài viết có ích với bạn đọc. Tham khảo thêm những kiến thức khác về kem tại website Italio nhé.
Điểm yếu của đa số chủ quán mới khởi nghiệp coffee shop là TÀI CHÍNH. Không chỉ gặp khó trong khâu dự trù kinh phí, chưa biết mở quán cafe cần bao nhiêu vốn… chủ kinh doanh còn đối mặt với tâm lý “vung tay quá trán” hoặc “tiết kiệm quá trớn”, dẫn đến thâm hụt ngân sách hoặc phát triển sai định hướng.
Bài viết hôm nay, Italio.vn sẽ hướng dẫn cách tính chi phí mở quán cafe từ A-Z để bạn có thể áp dụng ngay, bcách tính chi phí mở quán cafeắt tay lập bảng dự toán đầy đủ cho tiệm cà phê sắp mở của mình. Tham khảo và thực hiện theo, bạn sẽ thấy bức tranh tài chính toàn diện.
Mở quán cafe cần bao nhiêu vốn?
Ước lượng vốn mở quán cafe là bước đi cần thiết để bạn chọn được mô hình kinh doanh phù hợp và duy trì coffee shop trong một khoản thời gian đủ lâu về hòa vốn.
Tùy vào khu vực mở tiệm, mô hình cafe và quy mô diện tích… tổng vốn đầu tư của mỗi quán sẽ khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có mức vốn trung bình để bạn tham khảo dựa trên mặt bằng chung thị trường. Ví dụ:
– Vốn mở quán cà phê nhỏ: Thường sẽ dao động từ 50 triệu đồng – 100 triệu đồng.
– Vốn đầu tư quán cafe tầm trung: Dao động từ 500 triệu đồng – 1 tỷ đồng.
– Vốn mở coffee shop lớn: Mức đầu tư trung bình có thể rơi khoảng 2-3 tỷ đồng.
=> Tùy theo số tiền bạn đang sở hữu (không tính khoản vay), hãy chọn quy mô và mô hình kinh doanh quán cafe phù hợp. Bởi nếu xác định mô hình trước, rất có thể bạn sẽ thiếu tiền triển khai hoặc phải vay thêm ngân hàng/ vay lãi bên ngoài để đắp vào.
Đây là hành động thiếu khôn ngoan và dễ thất bại! Tốt nhất bạn nên chủ động tài chính sẵn có & không phụ thuộc vào tiền vay để tránh vỡ nợ. Vì ngành F&B cầm bao nhiêu tiền trong tay cũng thấy mỏng, mà mức độ đào thải lại khốc liệt. Do đó, có bao nhiêu làm bấy nhiêu vẫn là lời khuyên hữu ích từ những người đi trước dành cho người mới.
Cách tính chi phí mở quán cafe & 8 khoản nhất định phải chi
Khi đã xác định được mức vốn đang có, chủ đầu tư sẽ phải chia nhỏ đồng vốn cho 8 khoản chi phí dưới đây. Vậy để sử dụng nguồn tài chính hợp lý, bạn cần nghiên cứu kỹ thị trường và khảo sát nhiều đơn vị để nắm được “mẫu số chi tiêu” chung toàn ngành.
Giờ thì hãy chuẩn bị giấy viết để note lại những hạng mục bạn cần phải chi & đưa chúng vào file excel bảng dự toán mở quán cafe của bạn!
1. Chi phí thuê mặt bằng mở quán cafe & tiền cọc
Mặt bằng thuận lợi là yếu tố sống còn của một tiệm coffee, song bạn chỉ nên dành tối đa 25% tổng số vốn cho phí thuê mặt bằng trong vòng 7 tháng (gồm 6 tháng gốc + 1 tháng tiền cọc).
Ngoài ra, muốn đánh giá quán kinh doanh hiệu quả về sau, bạn cũng có thể đặt giá thuê mặt bằng lên bàn cân doanh thu. Nếu phí thuê hàng tháng không quá 20% thu nhập của quán, bạn có thể yên tâm về khoản đầu tư này. Ví dụ: Tiệm có doanh thu 200 triệu đồng/tháng, tiền cho mặt bằng không được vượt quá 40 triệu đồng/tháng.
Chi phí thuê mặt bằng mở quán cafe & tiền cọc
Ngoài ra, bạn cũng nên đàm phán để giữ địa điểm kinh doang trong tối thiểu 3 năm để đảm bảo điểm hòa vốn. Nếu bị lấy lại mặt bằng sớm hơn thời gian hòa vốn, xem như bạn đã thua cuộc vì chi phí dành cho sửa chữa, decor, setup quán có thể mất trắng.
Về cách tìm mặt bằng mở quán cafe + công thức tính chi phí mặt bằng trên tổng vốn, bạn có thể tham khảo thêm tại: Cách chọn mặt bằng kinh doanh cafe | Tất tần tật kinh nghiệm từ người đi trước
2. Chi phí đăng ký kinh doanh quán cà phê và các loại thuế
Nhiều người quên đưa chi phí pháp lý, thủ tục giấy tờ mở quán theo quy định vào bảng dự toán mở quán cafe. Vì thế, kinh phí dự trù rất dễ bị thâm hụt nếu bạn cứ lấy tiền đầu này đắp vào đầu khác.
Vậy để tránh hụt ngân sách, bạn hãy đưa chi phí hoàn thiện các loại giấy tờ vào dự toán ngay từ đầu. Trung bình, khoản phí này sẽ rơi vào tầm 5 triệu (nếu suôn sẻ).
Bạn có thể xem chi tiết các khoản phí tại đây: Thủ tục pháp lý khi mở quán cafe: 3 giấy phép cần có & 4 loại thuế phải nộp.
3. Cách tính chi phí mở quán cafe – Chi phí thiết kế & thi công quán coffee
Chiếm một phần không nhỏ trong tổng vốn đầu tư quán cà phê là chi phí xây dựng. Trung bình, con số chi cho khoản này rất lớn, lên đến vài trăm triệu đồng, tùy quy mô và concept từng tiệm.
Cụ thể, cách tính chi phí mở quán cafe cố định cho phần này sẽ bao gồm tất cả các hạng mục:
-
Chi phí xây dựng cơ bản – cách tính chi phí mở quán cafe
– Phí tư vấn setup, thiết kế kiến trúc
– Chi phí kiểm toán công trình
– Phí làm Giấy phép xây dựng
– Tiền mặt bằng phải trả trong thời gian thi công (nếu có)
– Chi phí sửa chữa, cải tạo:
+ Tháo dỡ
+ Sơn
+ Thi công sàn, tường & trần
+ Thi công điện & nước
+ Thiết bị toilet
+ Dọn dẹp vệ sinh trước khi bàn giao
-
Chi phí nội ngoại thất
– Tủ kệ, quầy, bàn ghế trong quán
– Thi công biển hiệu, hộp đèn, bảng vẫy logo…
– Đồ trang trí: tranh, ảnh, cây xanh, hệ thống đèn điện trang trí…
– Hệ thống lọc nước (nếu có)
– Hệ thống điều hòa nhiệt: quạt hơi nước, quạt công nghiệp, máy lạnh, hệ thống phun sương…
4. Dự trù kinh phí mua cơ sở vật chất kỹ thuật mở quán cà phê
Đây là chi phí dành cho trang thiết bị, dụng cụ pha chế. Với các quán nhỏ, dụng cụ pha chế cơ bản có thể chỉ cần đầu tư dưới 20 triệu. Riêng quán quy mô lớn theo phong cách Châu Âu, sử dụng cafe pha máy hoặc menu có các món chế biến cầu kì, ngân sách cho hạng mục này có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.
Sau đây là một số trang thiết bị nên có trong một coffee shop:
– Máy xay cafe: Khoảng 2-3 triệu đồng
– Máy pha cà phê: Trung bình từ 50-100 triệu đồng
– Tủ lạnh, tủ mát, tủ đông: 4-6 triệu/máy
– Két giữ tiền: 1-2 triệu
– Máy tính, máy in bill: 7-10 triệu
– Các dụng cụ pha chế, ly, khay, ống hút: 5-10 triệu
– Nguyên vật liệu pha chế ban đầu: 10-15 triệu
– Máy xay sinh tố, máy ép trái cây, kệ đựng ly tách, bồn rửa, tủ đựng bánh…
Ngoài ra, bạn cũng cần dự trù kinh phí cho:
– Hệ thống camera an ninh
– Hệ thống âm thanh (loa, amply); wifi; truyền hình (tivi, máy chiếu)
– Phần mềm quản lý như phần mềm kế toán, chấm công, quản trị khách hàng (CRM), bán hàng (P.O.S)
Tùy theo quy mô và mô hình kinh doanh, cách tính chi phí mở quán cafe ở mục này có thể sẽ được cắt giảm hoặc cộng thêm.
5. Chi phí lương nhân viên – Cách tính chi phí mở quán cafe
Chi phí lương cho nhân viên là khoản ngân sách phải chi ra hàng tháng. Tuy nhiên khi vừa mở quán, bạn nên dành ra quỹ tiền ít nhất đủ để trả tối thiểu 3 tháng tiền lương cho nhân sự. Bởi trung bình 3 tháng đầu khi mới mở tiệm, thường khách sẽ ít nên nếu không chuẩn bị trước sẽ thiếu tiền cho anh em.
Gợi ý tổng quỹ lương nhân viên nên chiếm từ 18% – 25% tổng doanh thu. Nếu vượt quá bạn nên cắt giảm bớt nhân sự, còn quỹ lương ít hơn nhưng quán vận hành tốt thì nên có chính sách khen thưởng hoặc tăng lương để giữ chân nhân viên giỏi.
Sau đây là mức lương trung bình trên thị trường cho các vị trí, bạn có thể tham khảo để đưa ra con số phù hợp:
– Quản lý: Lương dao động từ 8-10 triệu đồng/1 tháng. Để tiết kiệm chi phí, với các tiệm quy mô nhỏ, chủ quán cũng có thể đảm nhận luôn vị trí này. Và dù bạn là chủ quán thì vẫn nên tính lương cho bản thân mình.
– Trưởng ca: Với các tiệm cà phê mô hình lớn, ngoài quản lý chung toàn cửa hàng, thường sẽ có thêm 1-2 bạn trưởng ca chịu trách nhiệm các ca sáng/ chiều/ tối. Lương của vị trí này có thể dao động từ 4-6 triệu đồng/1 tháng (chưa tính thưởng theo doanh thu, khoảng 500.000 đồng/1 tháng).
– Pha chế, thu ngân full time: Mức lương trung bình trên thị trường dao động từ 22.000 đồng đến 25.000 đồng/1 giờ. Nếu pha chế có tay nghề cao hoặc quán cafe của bạn định vị chất lượng đồ uống là điểm nhấn thương hiệu, lương của vị trí này có thể cao hơn (chưa tính thưởng khoảng 300.000 đồng/1 tháng).
– Phục vụ: Chi phí dành cho mỗi nhân viên phục vụ sẽ dao động từ 16.000 đồng đến 20.000 đồng/1 giờ. Ngoài ra, bạn cũng nên có thêm mức thưởng khích lệ các bạn khoảng 200.000 đồng/1 tháng.
– Bảo vệ: Từ 5 triệu – 7 triệu/1 tháng. Nếu chọn dịch vụ của công ty bảo vệ, giá có thể cao hơn.
6. Dự trù chi phí khai trương quán cafe
Khai trương chắc chắn sẽ ngốn nhiều chi phí và bạn cần đưa mục này vào bảng dự toán mở quán cafe. Bởi đây là sự kiện quan trọng, quyết định liệu quán có thu hút khách thành công và vận hành ổn thỏa hay không?
Nếu bạn tiết kiệm vốn mở quán cafe và bỏ qua ngày đặc biệt này, rất khó để nhiều khách hàng biết đến quán của bạn và rút hầu bao. Điều bạn cần làm là tính toán đầy đủ các hạng mục cần phải chi ít nhất 1 tuần trước khai trương + 1 tuần sau khai trương, nhằm tạo tiếng vang và lôi kéo càng nhiều khách càng tốt.
Sau đây là một số gợi ý chi phí khai trương:
– Phí thuê ban nhạc, hệ thống âm thanh/ánh sáng trong ngày khai trương
– Chi phí chạy quảng cáo trước, trong và sau thời điểm mở quán
– Phí tổ chức event, làm phông nền, hoa tươi, bóng bay… (nếu có)
– Chi phí % ưu đãi cho khách hàng hoặc quà tặng…
Tham khảo thêm: Kế hoạch khai trương quán cafe ngày đầu đông kín khách
7. Cách tính chi phí marketing quán cà phê
Khoản tiền thứ 7 bạn cần phải dự trù trước khi mở quán, đó là ngân sách chạy quảng cáo – tiếp thị quán trên các nền tảng online trực tuyến và offline truyền thống. Bởi đối thủ trên thị trường rất đông và bạn cần phải gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng bằng marketing, thay vì ngồi chờ khách tự đến.
Thông thường, chi phí dành cho marketing tiệm coffee sẽ gồm nhưng khoản sau:
– Phí thiết kế nhận diện thương hiệu (logo): Từ 500.000 đồng – 5 triệu đồng, tùy vào yêu cầu của bạn. Nếu muốn tiết kiệm khoản này, bạn có thể tự thiết kế bằng canva, photoshop…
– Phí thiết kế và in ấn menu, các ấn phẩm quảng cáo (băng rôn, standy, voucher, tờ rời, biển hiệu): Từ 2-4 triệu đồng.
– Chi phí thiết kế website, landing page, quản lý fanpage & các kênh social: Từ 10-20 triệu.
– Chi phí chạy quảng cáo online trên Facebook, Google và các nền tảng social khác: Từ 3-7 triệu đồng, tùy ngân sách đầu tư của chủ quán.
– Chi phí làm nội dung (content), video… để đăng tải trên các kênh quảng cáo: 5-7 triệu đồng.
– Chi phí mời KOLs quảng cáo: Từ 2-10 triệu/đợt, tùy vào mức độ nổi tiếng của KOLs và yêu cầu của quán.
– Các chi phí khác như: Hợp tác với app giao hàng Grab, Now, Beamin…
Có thể bạn quan tâm:
Nghiên cứu môi trường kinh doanh quán cafe: Cạnh tranh & thách thức
8. Dự trù chi phí vận hành quán cafe
Trong vốn mở quán cafe, bạn nhất định phải dành một khoản cho khâu quản lý vận hành. Đây còn được gọi là “vốn lưu động, vốn quay vòng”, thường chiếm khoảng 30-40% tổng vốn bạn đang có, trung bình từ 5-25 triệu đồng/1 tháng, tùy thuộc vào quy mô quán.
Trong bảng dự toán mở quán cafe, chi phí vận hành sẽ gồm những mục sau:
– Tiền lương nhân viên hàng tháng
– Chi phí mua nguyên vật liệu hàng tháng
– Tiền điện, nước, cáp net (truyền hình, K+, wifi…)
– Tiền vệ sinh (tiền rác)
– Tiền in ấn (in lại tờ rơi, menu, phiếu giảm giá…)
– Tiền bản quyền phần mềm quản lý
– Tiền mua sắm vật dụng đối với các đồ dùng hay hư hỏng, hết (túi đựng rác, khăn lau, nước rửa chén…)
– Phí sửa chữa, bảo hành thiết bị (tủ lạnh, đèn, điều hòa…)
– Chi phí tạp dề, đồng phục nhân viên…
Và các chi phí phát sinh khác mà chủ quán có thể không ngờ tới. Ví dụ đợt dịch COVID-19 bùng phát, quán có thể phải chi tiền cho khẩu trang, nước xịt khuẩn…
Ngoài 8 khoản dự trù kinh phí mở quán cafe vừa nêu, nếu bạn muốn nhượng quyền thương hiệu thì sẽ tốn thêm chi phí thuê thương hiệu. Hoặc nếu bạn muốn đầu tư tới nơi tới chốn, hãy đưa vào bảng dự toán mở quán cafe ( cách tính chi phí mở quán cafe) các chi phí liên quan khác, chẳng hạn như:
– Phí khảo sát mặt bằng
– Phí phát triển sản phẩm
– Phí dịch vụ môi giới, tư vấn…
– Phí nghiên cứu thị trường (khảo sát đối thủ, mua dữ liệu báo cáo ngành).
Tạm kết
Trên đây là cách tính chi phí mở quán cafe đầy đủ với 8 khoản kinh phí dự trù bắt buộc phải có. Để tham khảo bảng dự toán chi tiết, bạn có thể liên hệ hotline 0860241900 hoặc gửi email về hộp thư info@kemducphat.com nhận file excel mẫu. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào về cách tính chi phí mở quán cafe hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé
Thông tin liên hệ
- Số điện thoại: 08 6924 1900
- Tư vấn mua hàng: 0932962199
- Email: info@kemducphat.com
- Website: www.italio.vn
- Địa chỉ: 374 Tên Lửa, Bình Trị Đông B, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline tư vấn: 0932962199