Cập nhật: 21 mô hình kinh doanh quán cafe mới dẫn đầu xu hướng hậu COVID-19

mô hình kinh doanh quán cafe 3

Không nhiều quán cà phê sống sót qua đợt dịch kéo dài từ giữa năm 2021. Nếu bước chân vào ngành F&B thời điểm này, bạn phải chọn mô hình kinh doanh quán cafe mới phù hợp với xu hướng tiêu dùng của người Việt sau những biến động lịch sử vừa qua. Cùng với đó là một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết & linh hoạt để chủ động thay đổi trước mọi thách thức hậu COVID-19.

Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn định hình lại thị trường kinh doanh quán cafe; đồng thời tư vấn 21 mô hình coffee shop hứa hẹn sẽ tăng trưởng thần tốc trong giai đoạn bình thường mới sau đại dịch. Hãy nghiên cứu, cân nhắc và lựa chọn mô hình kinh doanh quán cafe hiệu quả.

Khảo sát thị trường quán cafe và các mô hình kinh doanh đồ uống

Để “bỏ túi” tỉ lệ % nho nhỏ trong tổng số 20.5% ngân sách chi tiêu trung bình hàng tháng của các hộ gia đình Việt cho ăn uống, bạn phải nắm rõ nhu cầu thực tế của thị trường và đưa ra đúng mô hình cafe đáp ứng mọi mong đợi của khách hàng mục tiêu. Trước hết, hãy bắt đầu:

  • Cập nhật 7 mô hình kinh doanh đồ uống phổ biến

Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường đồ uống toàn cầu ghi nhận 7 mô hình kinh doanh chính:

  • Coffee concept: café máy lạnh, cafe hè phố, café sân vườn, café sân thượng, café take away, café kết hợp sở thích
  • Tea concept: trà đạo, trà sữa, trà trái cây, trà chanh
  • Wine concept: wine bar, wine lounge, hầm rượu vang
  • Beer concept: beer club, beer bar, craft bar
  • Spirit concept: vũ trường, lounge
  • Whisky concept: whisky bar, whisky lounge
  • Cocktail concept: cocktail bar, sky bar

Tuy được phân thành các concept khác nhau nhưng giữa các mô hình này không có sự tách biệt rõ ràng. Trên thực tế, rất nhiều chủ quán F&B tích hợp đa dạng mô hình để mở rộng tệp khách hàng và phục vụ tối đa mọi nhu cầu của khách. 

Ví dụ: 

  • Một thương hiệu quán cà phê có thể kinh doanh thêm trà, đơn cử như trường hợp của: Phúc Long Coffee & Tea, Young Tea & Coffee, Hase Tea & Coffee… 
  • Quán café cũng có thể “lấn sân” thêm mô hình kinh doanh thức uống có cồn và bước đầu thành công như trường hợp của tiệm: CUBA Coffee & Beer, Black Coffee & Beer, Rooftop Pool Coffee & Bar, Yolo Pub & Cafe…
mô hình kinh doanh quán cafe 1
Khảo sát thị trường quán cafe và các mô hình kinh doanh đồ uống
  • Xác định độ lớn thị trường quán cafe hậu COVID-19

Năm 2019, doanh thu từ thị trường F&B Việt Nam tăng 34,3% so với 2018, cán mốc 200 tỷ USD. Dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng gấp đôi lên xấp xỉ 408 tỷ USD vào năm 2030, mở ra cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho các nhà đầu tư “lão làng” và cộng đồng startup.

Dù dịch COVID-19 đã gây tác động nghiêm trọng đến thị trường, đặc biệt là các quán cafe truyền thống, nhưng hậu đại dịch, khả năng phục hồi rất cao. Thậm chí sau dịch, một số xu hướng kinh doanh cà phê kiểu mới sẽ hình thành do thói quen tiêu dùng của người Việt thay đổi. Từ đó tạo cơ hội xâm nhập thị trường thuận lợi hơn cho những nhà đầu tư mới dấn thân vào lĩnh vực đồ uống.

Độ lớn của thị trường kinh doanh coffee shop hậu đại dịch vì thế không ảnh hưởng nhiều, chỉ là hành vi của khách có thể chuyển từ mua trực tiếp sang mua online, hoặc xu hướng chuộng café chức năng thay cho hương vị café nguyên chất như trước. 

Đây là vấn đề cốt lõi bạn cần nắm vững để lập kế hoạch kinh doanh sát thực tế. Và gợi ý của chúng tôi là hãy tìm kiếm các báo cáo thị trường của đơn vị thứ 3 uy tín như: Decision Lab, VietNam Report, Kantar, Nielsen…

Sau đây là một số số liệu khảo sát thị trường quán cafe nói riêng & ngành đồ uống nói chung được chúng tôi thu thập từ các đơn vị nghiên cứu:

  • Tỷ lệ thâm nhập thị trường và tần suất mua của trà & cà phê là cao nhất tại Việt Nam. Trong đó riêng ngành cafe, tần suất mua là 9.6 lần và 48.4% tỷ lệ thâm nhập. Cụ thể, người Việt sẽ dành 20.000đ mua café và 27.000đ mua trà nếu họ có 100.000đ chi tiêu cho đồ uống.
  • 80-120 USD/tháng là con số người trẻ Việt sẽ chi cho các món ăn vặt và café, trà sữa tại khu vực mình sinh sống.
  • Tỷ lệ tiêu thụ café ở nam và nữ trưởng thành như nhau. Họ chỉ khác ở nhu cầu sử dụng các thức uống khác.
  • Trung bình tại Việt Nam, người trên 30 tuổi thường ghé quán cafe 2-3 lần/tuần. Ngược lại, nhóm người trẻ từ 18-23 tuổi lại đến quán trà sữa nhiều hơn, với tần suất tương tự.
  • Gen Z, nữ giới và người trẻ có xu hướng tiêu thụ trà. Ngược lại nam giới và người lớn tuổi thiên về cà phê nhiều hơn. 

Về quy mô thị trường kinh doanh quán café, bạn có thể tham khảo chi tiết trong bài viết: Nghiên cứu môi trường kinh doanh quán cafe: Cạnh tranh & thách thức

  • Công thức xác định độ lớn thị trường cafe

Quy mô, dung lượng, độ lớn của thị trường được gọi chung là “Market Size”. Thật may mắn là chúng ta không cần phải tự ước lượng một con số, mà có công thức làm điều đó. Cụ thể:

Quy mô thị trường tiềm năng = Khối lượng thị trường + giá trị thị trường

Trong đó:

  • Khối lượng thị trường = Số lượng khách hàng mục tiêu × Tỷ lệ thâm nhập
  • Giá trị thị trường = Khối lượng thị trường × Giá trị trung bình của sản phẩm (giá kỳ vọng)

Trên Google hiện có rất nhiều bài hướng dẫn cách tính Market Size, bạn có thể search để đào sâu vấn đề này. Dựa vào kết quả đó, kết hợp với các số liệu thống kê vĩ mô & khảo sát thị trường quán café thực địa tại nơi bạn sắp mở quán, hãy trả lời câu hỏi:

  • Mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm có bao nhiêu ly café được bán tại chỗ/ mang đi?
  • Khách hàng sẽ chi tối đa bao nhiêu tiền cho 1 ly cà phê như thế?
  • Tỷ lệ khách uống café tại chỗ và mang đi chênh lệch thế nào?

Lưu ý: khi tính quy mô và độ lớn thị trường, bạn cần thu hẹp tối đa khu vực địa lý để có được con số chính xác nhất. Ví dụ bạn đang ở TP. HCM và định mở quán ở Gò Vấp, hãy chỉ thống kê các số liệu trong khu vực Gò Vấp & các quận lân cận.

Chọn mô hình kinh doanh quán cafe: Nên bắt đầu từ đâu?

Để tìm ra mô hình kinh doanh café phù hợp, bạn có 2 cách để bắt đầu. 

  • Nếu chưa có ý tưởng về sản phẩm, mô hình kinh doanh quán:

Bạn cần đi từng bước:

  • Bước 1: Chọn địa điểm dự định mở quán
  • Bước 2: Nghiên cứu nhu cầu thực tế của khách hàng tại khu vực đó.
  • Bước 3: Chọn mô hình, ý tưởng mở quán cafe dựa trên kết quả nghiên cứu khách hàng.

Trong đó, bước 1 & 2 có thể đổi thứ tự. 

Ví dụ: Bạn muốn mở quán cafe gần 1 trường Đại học ở Gò Vấp. Sau khi tìm hiểu, bạn thấy đa số khách hàng tiềm năng là sinh viên ngoại tỉnh từ 18-21 tuổi, thu nhập thấp dưới 3 triệu/tháng, chỉ có thể chi trả từ 15.000đ/1 ly café. Vậy mô hình nên chọn là: cafe take away, cafe vỉa hè bình dân…

  • Khi đã có ý tưởng mở quán kinh doanh café rõ ràng trong đầu:

Nếu bạn có ý tưởng mở quán café từ đầu, hãy thực hiện các bước:

  • Bước 1: Xác định ý tưởng thật rõ ràng và chi tiết
  • Bước 2: Chọn mô hình kinh doanh quán café phù hợp
  • Bước 3: Nghiên cứu nhu cầu khách hàng tùy vào địa điểm mở quán

Ví dụ: Ý tưởng mở quán của bạn là kinh doanh quán cafe để quy tụ những người cùng sở thích với mình, chẳng hạn như thích đọc truyện tranh Nhật Bản. Vậy bạn nên chọn mô hình quán cafe truyện tranh, đa dạng menu kết hợp trà sữa và các thức uống quen thuộc của người Nhật để tạo nên điểm nhấn cho coffee shop của mình. 

Sau đó tiến hành phân tích xem ai sẽ là người đến quán của bạn (nhân khẩu, hành vi), có thể chi bao nhiêu tiền cho mỗi lần đến quán…

Tổng hợp 21 mô hình kinh doanh quán café mới dẫn đầu xu hướng hậu COVID-19 

Không có quán cà phê nào phục vụ nhu cầu của tất cả mọi người. Bởi con người là một cá thể có suy nghĩ, hành vi, sở thích… khác nhau. Khi bạn đáp ứng nhu cầu của một nhóm người A có nghĩa là đang vô tình đẩy nhóm B rời xa quán của bạn. 

Ví dụ: Bạn mở quán café sân vườn có chỗ vui chơi cho con nít, bạn phải chấp nhận đánh mất nhóm khách thích sự yên tĩnh. Khi bạn mở tiệm cà phê thú cưng, bạn phải bỏ qua những vị khách không thích cún, mèo…

Đây là quy luật tất yếu của thị trường và bạn cần lưu ý để chọn được mô hình kinh doanh cafe mới tối ưu nhất. Đặc biệt sau đại dịch, thói quen, hành vi và cả cách chi tiêu của người Việt đang dần thay đổi.

Sau đây, chúng tôi sẽ gợi ý đến bạn những mô hình cafe độc đáo đã tồn tại từ trước nhưng vẫn đủ sức hấp dẫn trong tương lai, đồng thời chia sẻ thêm một số ý tưởng mô hình kinh doanh cafe mới hậu COVID-19, dựa trên khảo sát thị trường thực tế.

mô hình kinh doanh quán cafe 2
Tổng hợp 21 mô hình kinh doanh quán café mới dẫn đầu xu hướng hậu COVID-19

1. Mô hình kinh doanh sân vườn

Kiểu quán cà phê truyền thống này sẽ không bao giờ lỗi thời. Sau đại dịch, chúng ta sẽ sống một cuộc sống “bình thường mới” trên tinh thần 5K. Vì thế quán có không gian rộng rãi, thoáng đãng sẽ đảm bảo tiêu chí phòng dịch sẽ rất dễ thu hút khách hàng.

2. Mô hình café studio chụp ảnh

Đây đích thị là mô hình hợp thời nếu bạn hướng đến nhóm khách trẻ. Điểm nhấn của quán chính là phong cách thiết kế để tạo nên một không gian “sống ảo” lung linh, sang xịn mịn. Bạn hãy tìm hiểu xu hướng màu sắc, thời trang và kiến trúc các nước đang được lòng giới trẻ trước khi décor. Gợi ý cho bạn là nên tái hiện lại các điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới…

3. Mô hình kinh doanh quán cafe sách

Luôn luôn có một lượng khách ổn định là điểm cộng của quán café sách. Bạn chỉ cần chịu khó cập nhật các đầu sách mới & đảm bảo không gian yên tĩnh, sạch sẽ, đủ ánh sáng là được. Ngoài ra, bạn cũng có thể hợp tác với các đơn vị phát hành sách để kinh doanh thêm mảng sách, truyện tranh… nếu đủ năng lực quản lý.

4. Mô hình quán cafe học tập

Học sinh cuối cấp, sinh viên năm cuối… là những đối tượng khách hàng mục tiêu cho quán café này. Việc của bạn là tạo cho họ không gian ngồi thoải mái với kích thước bàn ghế chuẩn, đảm bảo sự riêng tư và tiện ích như cung cấp thêm (free hoặc kinh doanh): bảng, bút lông, giấy note, thước kẻ, compa…

5. Mô hình quán café di động 

Những chiếc xe bus, xe lam, xe bán tải cũ… đều có thể cải tạo để trở thành tiệm café di động thú vị. Đây là mô hình kinh doanh quán café mới tại Việt Nam nhưng đã cực kỳ phổ biến trên thế giới. Nếu bạn áp dụng concept này, hãy tìm hiểu thật kỹ các vấn đề về luật.

6. Mô hình tiệm coffee container

Chúng ta đã thấy những tòa nhà công sở làm từ container? Vậy tại sao quán café lại không thể trú ẩn trong những chiếc container đa sắc nhỉ? Vấn đề là không gian mở quán phải thật sự rộng rãi và ở nơi có khí hậu mát mẻ bạn nhé! 

7. Mô hình coffee shop thú cưng

Mô hình tiệm cà phê thú cưng không chỉ là kinh doanh mà còn là sở thích. Nếu bạn không yêu cún, mèo, thỏ… thì không nên chọn. Ngược lại, bạn là người yêu chó mèo và thích gần gũi với các bé cả ngày thì đừng bỏ qua mô hình dễ thương này. 

Đây là xu hướng quán café rất được yêu thích ở các quốc gia phát triển. Tại Việt Nam, tuy mới xuất hiện nhưng các tiệm cà phê thú cưng hiếm hoi tại Đà Lạt, TP. HCM… đều thu hút một lượng đông khách hàng. Bạn có thể mở rộng kinh doanh thêm thức ăn và đồ chơi cho pet để tăng thu nhập.

mô hình kinh doanh quán cafe 6
Mô hình coffee shop thú cưng

8. Mô hình cửa hàng cafe hoa

Cà phê kết hợp với cửa hàng hoa đã trở thành biểu tượng ở nhiều quốc gia Châu Âu. 2 ngành này thực sự rất hợp nhau vì chất lãng mạn vốn có. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi chọn mô hình café hoa bởi chi phí cho hoa khá cao, cách chăm sóc lại cần kỹ thuật.

9. Mô hình quán cà phê bánh ngọt

Nếu bạn đã từng xiêu lòng vì mùi bánh ngọt quyện cùng café thì đây là ý tưởng mở quán tuyệt vời có thể thử. Tin vui là có nhiều đơn vị sẵn sàng cung cấp bánh ngọt đa dạng giá cả và hương vị cho bổn tiệm, nhưng hãy lưu ý đến hạn sử dụng bánh và khẩu vị khách hàng.

mô hình kinh doanh quán cafe
Mô hình quán cà phê bánh ngọt

10. Mô hình quán café công nghiệp (industrial)

Mô phỏng công xưởng nhà máy là ý tưởng chủ đạo của kiểu coffee shop này. Đây là mô hình kinh doanh cafe mới, chú trọng đến chất liệu và nội thất trang trí quán, đáp ứng thị hiếu khách hàng là nam giới với style thiết kế góc cạnh, thô ráp bằng vật liệu bê tông, gạch, kim loại…

11. Mô hình quán cafe 24h

Qua khảo sát thị trường quán café tại các đô thị đông đúc như Sài Gòn, Hà Nội… có thể thấy đa số các quán hoạt động 24h đều có một lượng khách ổn định và đông về đêm. Cách đây 7-10 năm về trước hầu như chỉ có các quán giải khát vỉa hè mở 24/24 nhưng hiện tại, rất nhiều chuỗi café đã mở cửa ngày đêm để đón khách. Vấn đề khi kinh doanh theo hình thức này là nhân sự và an ninh.

mô hình kinh doanh quán cafe 7
Mô hình quán cafe 24h

12. Mô hình tiệm coffee sửa xe + rửa xe

Có vẻ không mới nhưng ý tưởng mở quán café tích hợp tiệm rửa xe, sửa xe thực sự rất thú vị. Ngoài giải quyết được các vấn đề về xe cộ, khách còn đỡ phải mất thời gian chờ đợi vô ích vì có thể tận hưởng một tách cà phê sảng khoái trong quá trình “tân trang” xế của mình.

13. Mô hình café kết hợp nhà ở

Mô hình kinh doanh quán café phong cách gia đình mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thân thuộc như đang bước vào chính căn nhà của mình vậy! Thậm chí, một số tiệm còn dành riêng một góc nhỏ cho khách hàng thân thiết hoặc để khách tự chế biến thức uống yêu thích của họ… Ý tưởng này rất hay nhưng khó nhân rộng thành chuỗi.

14. Mô hình tiệm cà phê tự động

Nhu cầu thị trường luôn thay đổi theo thời thế. Khi chúng ta sống trong thời đại 4.0, bận rộn hơn và hạn chế tiếp xúc với nhau vì dịch bệnh, mô hình quán cà phê tự động rõ ràng là xu hướng không thể bàn cãi. 

Không cần nhân viên, không cần phục vụ, khách hàng có thể tự thao tác lấy café và thanh toán tiền online cho chủ quán mà chẳng cần tiếp xúc. Hiện mô hình này còn mới nên bạn có thể chủ động sáng tạo thêm các tiện ích mới lạ khác.

15. Mô hình cafe theo nhóm 

Bạn đã từng nghe đến những quán café dành cho dân báo chí, dân mê sinh vật cảnh, dân mê xe độ, dân phượt…? Đúng vậy, đây là ý tưởng tiếp theo chúng tôi muốn gợi ý đến bạn. Bởi chinh phục thị trường ngách sẽ giúp quán tạo dựng thương hiệu dễ hơn, tệp khách hàng cũng ổn định. Bù lại, tiệm sẽ khó mở rộng thành chuỗi lớn và không thể kỳ vọng lượng khách gia tăng liên tục.

16. Mô hình cafe take away tiện lợi

Không phải là một trong những mô hình cafe độc đáo, song take away là tiệm café đơn giản gọn nhẹ, đáp ứng được nhu cầu mua cà phê “thần tốc” của khách hàng công sở, người lao động… Chỉ một ít vốn + vị trí đẹp, bạn đã có thể sở hữu riêng một tiệm coffee take away nho nhỏ giữa lòng thành phố.

mô hình kinh doanh quán cafe 4
Mô hình cafe take away tiện lợi

17. Mô hình mở quán cà phê thể thao

Nếu gần các sân tập thể thao hoặc khu vực có tỷ lệ khách hàng nam giới cao, mô hình quán cà phê thể thao được cho là nước đi sáng suốt. Bạn có thể chiếu các trận bóng đá ngoại hạng Anh, các giải đấu đình đám và bán thêm dụng cụ thể dục thể thao để tăng doanh thu cửa hàng.

18. Mô hình café game

Ngày càng nhiều người chơi game và cuồng game. Các bang chủ thỉnh thoảng sẽ tổ chức những buổi offline thú vị để giao lưu thành viên trong bang hội. Nếu bạn cũng yêu thích các trò chơi điện tử, game là một ý tưởng không tồi cho quán cafe sắp mở.

19. Mô hình quán café acoustic

Cũ nhưng không lỗi thời, coffee shop acoustic vẫn âm thầm hút khách. Đặc biệt, khách đến quán sẽ rất trung thành và đều đặn. Cái khó là bạn phải tạo được không gian quán đủ ấm áp nhưng vẫn riêng tư, và giữ được band nhạc hợp gu tệp khách hàng của bạn.

mô hình kinh doanh quán cafe 5
Mô hình quán café acoustic

20. Mô hình kinh doanh Co-working space coffee

Theo dự đoán, Co-working space coffee sẽ là mô hình kinh doanh cafe mới phát triển mạnh mẽ hậu COVID-19. Và nhóm khách hàng hướng tới là dân làm việc tự do (freelancer), những người làm trong lĩnh vực marketing quảng cáo, nhân viên kinh doanh…

21. Mô hình quán cafe một mình

Đây là mô hình tiệm cà phê hứa hẹn sẽ tạo nên đột phá sau đại dịch, với điểm nhấn là các khu vực thưởng thức được thiết kế riêng tư cho mỗi cá nhân khách hàng, thay vì từng nhóm như trước. Ví dụ trong ngành F&B, thời gian vừa qua đã xuất hiện một số quán kinh doanh thành công khi chỉ chú trọng phục vụ các suất ăn 1 người…

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu lần lượt 21 ý tưởng mô hình kinh doanh quán café mới lạ, độc đáo hậu COVID-19. Hy vọng với các kiến thức thị trường vừa cung cấp, cùng một số gợi ý thiết thực về hình thức kinh doanh vừa nêu sẽ giúp bạn chọn được mô hình mở quán cà phê phù hợp. 

Trường hợp cần tư vấn case cụ thể, bạn có thể gọi hotline 0860241900 hoặc gửi thư về info@kemducphat.com, chúng tôi sẽ giải đáp miễn phí.

Xem thêm: Mở quán cafe cần chuẩn bị những gì? Danh sách 6 nhóm nguyên liệu pha chế và vật dụng cần thiết

CEO Phan Trung Du là người sáng lập Italio, chuyên kinh doanh về kem, máy làm kem và tủ trưng bày bánh. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, ông đã giúp Italio trở thành đối tác uy tín trong ngành F&B, cung cấp sản phẩm chất lượng và giải pháp công nghệ tiên tiến.
[devvn_reviews]
Giỏ hàng

02873067888

italiovn

0932962199

Lên đầu trang
Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay sau 5 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo hotline: